Chi tiết tin tức
Bãi bồi hạ lưu sông Thu Bồn thử nghiệm sản phẩm du lịch cộng đồng
Người đăng: Phước Bình .Ngày đăng: 01/10/2015 .Lượt xem: 1821 lượt.
Đó là thôn Triêm Tây, xã Điện Phương (Điện Bàn Quảng Nam), nơi lâu nay ít được biết đến vì điều kiện giao thông trắc trở, nằm án ngự giữa dòng hạ lưu bãi bồi ven sông Thu Bồn.
Con đường làng quanh co và cảnh cũ vẫn còn, đó là những ngôi nhà cổ kính có niên đại 200 năm mang dấu ấn kiến trúc Việt- Pháp, hay những ngôi miếu cổ, đình làng… tất cả để làm nền cho “ bức tranh” quê hương Việt Nam có một cảnh đẹp như thế đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Description: http://static.laodong.com.vn/Uploaded/cms/2015_09_30/mt300764-1.jpg
Nghề làm chiếu tại thôn Triêm Tây.

Thổi một làn gió mới vào du lịch trách nhiệm, bềnh vững!

Ngày 30.9, Chính quyền thị xã Điện Bàn phối hợp cùng sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam lần đầu tiên triển khai thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ du lịch tại thôn Triêm Tây (Điện Phương, Điện Bàn). Hơn 100 đại biểu và du khách được miễn phí “xông đất” đầu tiên để trải nghiệm, khám phá những sản phẩm, dịch vụ du lịch mới tại làng quê Triêm Tây, rồi từ đó sẽ có những đóng góp chân thành cho hiệu quả và hướng đi sau này, nhằm chung tay thúc đẩy, tạo sự phát triển bềnh vững du lịch cộng đồng tại Triêm Tây.

Ghi nhận các ý kiến đánh giá tại nhiều đoàn tham quan, đa phần các đại biểu và du khách đánh giá cao những sản phẩm du lịch và dịch vụ mới mẻ tại thôn nơi này.

Ở đó có sự khác biệt rõ nét, mang dấu ấn riêng biệt, có một làng quê tọa lạc ngay bên hạ lưu sông Thu Bồn. Những lũy tre làng nguyên vẹn, hay con đường làng quanh co, có những tên gọi và biển chỉ dẫn rất… đặc biệt, ví như đường Chè Tàu 1, Chè Tàu 2, đường Cồn Hến…

Trên những con đường làng không thiếu hình ảnh về một phiên chợ “ cóc”, hoạt động ngay ở làng, nơi mà kẻ mua người bán giao lưu hàng – tiền trong chừng ít giờ đồng hồ. Cạnh đó, một sân bóng đá cũng được "xây dựng" nên từ một bãi đất hoang với thảm cỏ thiên nhiên dày và chắc, nơi mà cứ về chiều, lũ trẻ con ở làng kéo về lập đội, quyết đấu.

Cạnh đó không xa, là một khu vườn chuyên trồng rau xanh hữu cơ, mà theo anh Sinh( cán bộ hợp tác xã nông nghiệp) cho rằng:” Đây là bãi bồi, được tạo nên qua nhiều trận lũ mang lượng lớn phù sa đổ về. Đất này trồng được đủ các loại rau xanh, không dùng hóa chất mà chỉ là sản phẩm phân hữu cơ.

Những nghề truyền thống từng vang bóng một thời tại làng Triêm Tây, tưởng chừng đã mai một, thế rồi du lịch cộng đồng triển khai lại thúc giục, làm hồi sinh các nghề truyền thống. Ví như nghề làm chiếu, ở đây có đa dạng các loại chiếu, và đa dạng các sản phẩm du lịch từ nghề này.

Chiếc chiếu không còn quen thuộc với việc trải giường, thay vào đó, qua bàn tay người nghệ nhân, nó phút chốc biến thành đôi dép, túi xách, mũ, nón, khăn bàn…

Chưa hết, người dân và du khách khi được biết và chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật từ xi măng, ít ai tưởng tượng được có một nghề mới, đó là nghề đăp tượng bằng xi măng. Chiếc bàn thờ, bức tranh được tạc lên bằng xi măng, cuốn hút trí tưởng tượng, tò mò du khách khi họ nhầm tưởng đó là vật dụng làm từ chất liệu gỗ. Ở đó còn có những bức tranh nhân văn có tựa đề “ mẫu tử tình thâm” hay “ hiếu tử tình thâm” mang đậm chất nghệ thuật và biểu tượng cho văn hóa hiếu lễ cha mẹ của người những người con Việt Nam bao đời qua.

Cách đô thị cổ Hội An là con sông, ít ai biết được làng Triêm Tây vẫn có những ngôi nhà cổ, có niên đại hàng trăm năm tuổi. Mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Việt  thời phong kiến và những ảnh hưởng của kiến trúc hoa văn thời Pháp thuộc. Chưa hết, theo các cụ cao niên ở làng kể lại, xưa kia nơi đây là một địa điểm thưởng diễn ra nhiều lễ hội, có lúc là nơi để các cụ dạy học cho con trẻ, khi thì là nơi để trai gái ở làng tụm lại hát vè, đối đáp… giải trí lúc đêm tối.

Hàng rào bao bọc bởi cây xanh, rồi tại làng có cả cây Thị hàng trăm tuổi vẫn hiên ngang che bóng mát ở đầu làng….

 “Muốn hiệu quả, phải định hướng thị trường khách du lịch”

Đó là nhận định của ông Charles Bodwell- Đại diện tổ chức ILO có mặt tại đoàn đại biểu tham quan. Cụ thể, ông này đánh giá cao sự nổ lực, chung tay của chính quyền địa phương và người dân trong việc phát triển du lịch cộng đồng ở đây, qua những gì ông tham quan và khám phá ngày hôm nay.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những ý kiến đóng góp của ông tại cuộc khảo sát thử nghiệm lần này, ông này cũng cho hay:” Theo tôi, cần có định hướng thật cụ thể về thị trường khách du lịch mà các bạn đang hướng đến ở đây, ví như khách nội địa và khách quốc tế. Các bạn cần định hướng trước để có bước đi hiệu quả, bềnh vững để không bị động và bất ngờ với các sản phẩm du lịch và dịch vụ mà mình làm ra. Bên cạnh đó, đây cũng là cách tốt nhất để thu hút du khách, định hướng bềnh vững về thị trường khách du lịch”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, cho biết thêm: "Nhờ có sự chung tay giúp sức của các tổ chức như ILO, Unesco, cả cộng đồng người dân, chúng tôi đã cơ bản hoàn thành sản phẩm du lịch cộng đồng này. Cuối năm nay, sản phẩm này sẽ được bàn giao lại cho chính quyền thị xã, chúng tôi sẽ ra sức nổ lực lắng nghe những đóng góp và chung tay cùng người dân địa phương hoàn thiện và phát triển hơn nữa sản phẩm du lịch cộng đồng này ở địa phương”.

Khi được hỏi về vấn đề chuẩn bị cho công tác quy hoạch dự án, vấn đề môi trường, liên kết quảng bá xúc tiến, nguồn lao động chất lượng cao phục vụ du lịch, ông Nguyễn Xuân Hà, cho biết thêm: "Về Quy hoạch dự án, chúng tôi có hợp tác với một trường đại học ở Đà Nẵng để thực hiện. Về môi trường du lịch, đây là yêu cầu cần thiết và cấp tốc, thế nên chúng tôi cũng đã có chỉ đạo và quán triệt. Riêng về nguồn lao động, địa phương đã mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo nghề cho bà con lâu nay. Liên kết, chính quyền cũng đã đang và sẽ hợp tác với TP. Hội An để giới thiệu quảng bá làng du lịch cộng đồng Triêm Tây, bên cạnh đó là vận động các doanh nghiệp chủ động bắt tay nhau tham gia khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch này”.

Du lịch cộng đồng đã và đang trở thành nỗi niềm ao ước của bà con nhân dân thôn Triêm Tây, đó là ý kiến chung mà chúng tôi ghi nhận tại địa bàn. Không chỉ vậy, người dân nơi đây rất ấn tượng với việc 4 người nước ngoài đã tình nguyện tham gia miễn phí cùng bà con địa phương hoàn thiện sản phẩm du lịch này thời gian qua. Hơn lúc nào hết, hàng triệu ánh mắt, cùng với nhiều mong mỏi của bà con Triêm Tây về phát triển du lịch tại địa phương mà biểu hiện rõ nét nhất, người dân thân thiện, mến khách, phục vụ hết mình cho đoàn đại biểu và khách tham quan trong ngày đầu thử nghiệm!
Xem thêm một số hình ảnh về du lịch cộng đồng tại thôn Triêm Tây:



Nguồn tin: laodong.com.vn
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Tập huấn xây dựng chiến lược kinh doanh Du lịch cộng đồng làng Triêm Tây
Bến nước sông quê dưới góc nhìn du lịch
Du lịch nhà vườn Triêm Tây


 
 
Thăm dò ý kiến
Ý kiến của bạn về giao diện của cổng thông tin này
Liên kết Web
Lượt truy cập