Chi tiết tin tức
Đòn bẩy phát triển du lịch Điện Bàn
Người đăng: Thùy Vân .Ngày đăng: 24/01/2014 .Lượt xem: 1580 lượt.
Năm 2013, huyện Điện Bàn khai trương sản phẩm du lịch mới, tạo nên các điểm đến hấp, dẫn góp phần thu hút du khách đến với Điện Bàn tham quan du lịch.

 Đầu tiên phải kể đến là công trình Nhà Bảo tàng Điện Bàn vừa được trùng tu xây dựng khang trang đi vào hoạt động,  phục vụ khách tham quan tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Điện Bàn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong tình hình mới, ngoài nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, Nhà bảo tàng cũng là điểm đến quan trọng trong việc hình thành chuỗi du lịch trên vùng đất Điện Bàn.


       Thí sinh Cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam
          đến thăm Bảo tàng Điện Bàn.

  Bảo tàng Điện Bàn là Bảo tàng cấp huyện sớm nhất tỉnh Quảng Nam, chính thức hoạt động từ năm 1982. Trong gần 30 năm, nơi đây đã được người dân cả nước biết đến như một địa chỉ văn hóa của vùng đất Điện Bàn. Trong Sổ vàng truyền thống, Bảo tàng Điện Bàn đã được đón tiếp nhiều vị lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia và hàng trăm ngàn lượt khách từ các địa phương trong cả nước. Sau khi được trùng tu với quy mô khang trang trên diện tích 1.200 m2, công tác trưng bày hiện vật được chú trọng. Với hơn 1.000 tranh, ảnh, sơ đồ và hơn 15.000 đơn vị hiện vật gắn suốt chiều dài lịch sử của Điện Bàn, tiêu biểu như: Mộ chum và các đồ tuỳ táng của văn hoá Sa Huỳnh; các tượng thờ thần Shiva, vũ nữ Apsara của  nền văn hoá Chămpa; Đặc biệt là những hiện vật về quá trình đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Điện Bàn anh hùng;  Hình ảnh Điện Bàn trong thời kỳ đổi mới và phát triển... Tất cả được trưng bày tại các phòng chức năng: Phòng trưng bày văn hoá - lịch sử, Phòng Văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Pa, Phòng Nghệ thuật tuồng. Cùng thời gian trùng tu, Bảo tàng được tiếp nhận thêm bộ sưu tập đèn cổ là nét mới  của Bảo tàng Điện Bàn với hơn 500 bộ đèn cổ, đa dạng, phong phú về chất liệu, hình dáng và nhiên liệu sử dụng...

 Trong thời điểm hoạt động chung của ngành Bảo tàng đang gặp khó khăn, việc đầu tư trùng tu xây dựng và mở rộng không gian trưng bày của Bảo tàng Điện Bàn để trở thành điểm đến lý tưởng kết nối với quá trình phát triển du lịch của huyện nhà là bước đi thích hợp để các giá trị văn hóa đất và người Điện Bàn ngày càng được tôn vinh.

Không xa địa điểm Nhà Bảo tàng Điện Bàn là Không gian Nhà Việt Nam Vinahouse Space – công trình vừa mang dáng vẻ cổ xưa vừa mang dáng dấp hiện đại và độc đáo. Với diện tích 11.000m2, Không gian Nhà Việt Nam Vinahouse Space là quần thể 18 nếp nhà xưa độc đáo của người Việt và 15 công trình kiến trúc được phục dựng lại, được xây dựng với 5 khu chuyên biệt: Khu bảo tàng, khu làng nghề truyền thống, khu bán hàng mỹ nghệ, khu trà đạo và khu đặc sản 3 miền ẩn mình trong khu vườn đầy cây ăn trái và cây cảnh. Về công trình kiến trúc cổ được phục dựng, tiêu biểu là ngôi nhà cổ nhất Quảng Nam với 200 năm tuổi, có kích thước lớn nhất và nhiều cột nhất Quảng Nam - 108 cột, được điêu khắc tinh xảo, độc đáo mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Quảng Nam; hay nếp nhà Quảng Nam xưa - nhà tranh tre một gian hai chái 102 năm tuổi được sưu tầm ngày trên vùng đất Điện Bàn... . Ngoài ra còn có các kiến trúc cổ như: nhà cổ Quảng Nam ngũ gian nhị hạ; Phủ đường của Ngài Tôn Thất Đạm được xây dựng theo lối kiến trúc Cung đình Huế; hay nhà Bánh Ú - Quảng Trị; nhà Rường 1 gian 2 chái hiên - Quảng Bình; nhà lá mái Bình Định cho đến nhà lục giác tứ giác Nam Bộ và nhà 1 gian 2 chái Bắc Bộ... Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo được phục dựng lại, Trạm dừng chân tại Không gian nhà Việt Nam Vinahouse Space, những ngôi nhà nón được lấy ý tưởng từ chiếc nón lá bình dị, mộc mạc gắn với hình ảnh làng quê Việt Nam được xây dựng bằng gỗ với kiến trúc độc đáo, mới lạ không kém, được kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.

Sự hình thành của Không gian nhà Việt Nam Vinahouse sẽ tạo nên điểm nhấn kết nối cùng với Bảo tàng Điện Bàn và các điểm du lịch khác trong huyện, góp phần phong phú các loại hình du lịch ở Điện Bàn.


    Nhà 102 năm tuổi tại Vinahouse

  Cùng khai trương Sản phẩm du lịch mới trong năm nay còn có Khu du lịch Nhà vườn Triêm Tây – xã Điện Phương. Khu du lịch Nhà vườn là sự kết hợp hài hoà giữa sông nước, làng nghề, làng quê với những ngôi nhà ẩn hiện dưới luỹ tre xanh, đến đây du khách được hoà mình vào thiên nhiên được khám phá giao lưu với người dân địa phương trong các hoạt động thường ngày của họ. Hệ thống phòng nghỉ là những ngôi nhà dân hiện tại được chỉnh sửa, nâng đủ điều kiện phục vụ du khách. Vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong vùng; nguồn lao động chính là những người dân địa phương. Khu du lịch Nhà vườn Triêm Tây là sản phẩm du lịch nông thôn đầu tiên của Điện Bàn, phù hợp với xu hướng du lịch nông thôn bền vững của Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Sự ra đời của các sản phẩm du lịch mới của huyện Điện Bàn tạo bước khởi đầu kết nối các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện như: Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi, nhà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Tháp Bằng An, làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều, mộc truyền thống Nguyễn Văn Tiếp, đất nung Lê Đức Hạ... thành một chuỗi liên kết các điểm tham quan thu hút du khách đến với Điện Bàn. Với sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch, trong tương lai không xa, ngành du lịch Điện Bàn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện huyện nhà.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội thảo liên kết du lịch 3 địa phương Điện Bàn – Hội An – Duy Xuyên và Tour famtrip “Một hành trình nhiều điểm đến”
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Bồ Bồ (19/7/1954 – 19/7/2024) và đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia - Di tích địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ
Quảng Nam ở đâu trên bản đồ doanh thu du lịch Việt Nam nửa đầu năm 2024?
Quảng Nam quảng bá, xúc tiến du lịch tại Đài Loan
Quảng bá du lịch qua truyền miệng điện tử
Quảng Nam sẽ tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn
Đền thờ liệt sĩ Tiểu đoàn 76 Hải Đà đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn đón nhận Bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với 3 di tích trên địa bàn.
Cụ Bùi Thị Xong “Người có nụ cười đẹp nhất thế giới” làm đại sứ thương hiệu hình ảnh cho Công ty cổ phần Nhà Việt Nam Vinahouse.
Khu du lịch Vinahouse tham dự chương trình: “Trình diễn nghệ thuật ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản”.
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Nhận diện du lịch Điện Bàn
Xây dựng sản phẩm du lịch mới: Những "tín hiệu" tích cực
Quảng Nam đón vị khách quốc tế thứ 1,6 triệu
Chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt
Hơn 7,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Xúc tiến quảng bá du lịch: Được và chưa được
Việt Nam đứng thứ 2 châu Á về tiềm năng phát triển du lịch
Thu hồi 23.627m2 đất tại các dự án đầu tư du lịch ven biển Điện Bàn
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch
Điện Bàn phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch
    
1   2  
    


 
 
Thăm dò ý kiến
Ý kiến của bạn về giao diện của cổng thông tin này
Liên kết Web
Lượt truy cập