Chi tiết tin tức
Chàng trai khuyết tật làm giàu trên “đôi chân gỗ”.
Người đăng: Hoàng Giang .Ngày đăng: 13/10/2014 .Lượt xem: 1001 lượt.
Anh Lê Tiến Vỹ, hiện đang ở tại thôn Thi Phương, xã Điện Phong là một chàng trai không may bị bại liệt teo cả hai chân phải đi nạn từ lúc 4 tuổi, tưởng rằng cả cuộc đời không thể làm nổi việc gì để nuôi sống bản thân chứ chưa nghĩ đến chuyện sẽ giúp đỡ cho gia đình và xã hội.

Nhưng với quan điểm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, bản thân phải có một cái nghề mới ổn định, mới có khả năng nuôi sống bản thân, anh Vỹ đã quyết tâm theo học điêu khắc gỗ nghệ thuật từ năm 18 tuổi. Khác với những người bình thường có đôi chân vững chắc tự đi lại dễ dàng, thời gian đi học nghề rất khó khăn, vất vả. Đường sá thời đó không được bằng phẳng như bê tông bây giờ, một lần vì đường đá nhấp nhô, giồng lên, giồng xuống khiến một chân anh đánh vào bánh xe và bị kéo trên một đoạn đường dài gây tổn thương nặng.

 

   “
Khó khăn chồng chất khó khăn”, nhưng không đầu hàng trước số phận, bởi anh nghĩ: “đây là nghề gắn liền với cuộc đời của mình, không có lý do gì để mình nản lòng. Càng khó khăn đòi hỏi mình phải càng quyết tâm nhiều hơn nữa”. Đúng là “Gạo đem gạo giã bao đau đớn, gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Sống trên đời người cũng vậy, gian nan rèn luyện ắt thành công”. Những cố gắng của anh đã được đền đáp, sau hơn 16 năm học nghề và rèn luyện tay nghề, anh đã quyết định mở cơ sở riêng cho mình.

 Hết khó khăn này đến khó khăn khác

Khi mới mở cơ sở, đội ngũ thợ chất lượng chưa nhiều, vì không thể đi lại dễ dàng như người ta nên tìm thị trường cũng khó. Sản phẩm làm ra không bán được, trong khi các đối thủ trên thị trường lại mạnh. Với số vốn ít ỏi chắt chiêu được, bản thân anh Vỹ cũng không dám vay mượn số tiền lớn bởi sợ nếu khởi nghiệp không thành sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Khó khăn là vậy, nhưng anh may mắn được gia đình, người thân và bạn bè ủng hộ hết lòng nên đã tiếp thêm động lực  sức mạnh cho anh. Vào nghề anh không có gì cả, chỉ có cái “ tâm” yêu nghề là lớn nhất. Chính vì thế, anh đã thổi hồn vào mỗi tác phẩm của mình thứ tài sản duy nhất mà anh có được. Đó chính là điểm khác biệt nhất khiến may mắn đã mỉm cười với anh.

Được đền đáp

Trong một lần tham gia triển lãm điêu khắc gỗ ở Hội An, sản phẩm của anh được một thương gia thích thú ngay từ lần xem đầu tiên bởi nét độc đáo và đầy sức hấp dẫn nên đã quyết định mua hết bộ sản phẩm của anh với giá gần 100 triệu đồng. Không những thế họ còn muốn hợp tác lâu dài với anh. Không còn gì vui sướng hơn lúc đó, nó như đã tiếp thêm nguồn sống cho anh và khiến anh tự tin hơn rất nhiều. Với số tiền ấy, anh đã mạnh dạn mở cơ sở, tuyển thêm thợ,..Với bàn tay tài hoa và khối óc của mình, càng ngày anh càng sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo hơn, được nhiều cá nhân, tổ chức, chùa chiềng.. biết đến. Sản phẩm anh được phân phối không những khắp các tỉnh thành trong cả nước mà còn ra cả quốc tế. Nhiều đài truyền hình cũng đã tìm đến để tìm hiểu và ghi hình, từ đó đã giúp cho cơ sở Lạc Việt ngày được mọi người biết đến nhiều hơn.



   Không những nuôi sống bản thân mà giờ đây anh trở thành người cưu mang, chỉ dạy tận tình cho nhiều em tuổi đời từ 18 đến 21 tuổi bỏ học giữa chừng, hoặc không có công ăn việc làm trở nên có thu nhập ổn định từ 3 triệu đồng/tháng trở lên. Hiện nay, đội ngũ thợ của anh được 15 em và 5 em đang học nghề.

Anh Lê Tiến Vỹ - ông chủ cơ sở chạm khắc gỗ Lạc Việt - mong muốn trong năm 2015 sẽ mở rộng cơ sở điêu khắc, đảm bảo điều kiện thoải mái nhất cho các em làm việc và sáng tạo. Trong tương lai xa hơn sẽ đào tạo được một đội ngũ chất lượng, mở rộng thị trường, tiếp cận rộng hơn nữa cả thị trường trong nước và quốc tế, tìm được đầu ra cho sản phẩm ổn định, để cơ sở ngày càng đứng vững trên thị trường góp phần làm đẹp cho xã hội và giải quyết được nhiều lao động hơn nữa cho địa phương.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Công ty Cổ phần Nhà Việt Nam Vinahouse - Khởi công xây dựng Dinh Trấn Mì Quảng.
Thách thức ở làng nghề đan đát An Thanh
Miền thơm mùi gỗ
Theo bước chân gánh mì Phú Chiêm
Các tin cũ hơn:
"Không gian nhà Việt Nam: Bảo tàng - Làng nghề truyền thống - Trạm dừng chân"


 
 
Thăm dò ý kiến
Ý kiến của bạn về giao diện của cổng thông tin này
Liên kết Web
Lượt truy cập