Chi tiết tin tức
Khu đô thị - du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò, huyện Điện Bàn
Người đăng: Quản trị viên .Ngày đăng: 27/08/2013 .Lượt xem: 1614 lượt.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN Đầu tư xây dựng khu đô thị- du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái ven sông Cổ Cò đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu sinh sống và nghỉ dưỡng cho người có thu nhập cao và khách du lịch trong và ngoài nước.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
  • Đầu tư xây dựng khu đô thị- du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái ven sông Cổ Cò đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu sinh sống và nghỉ dưỡng cho người có thu nhập cao và khách du lịch trong và ngoài nước.
  • Tạo sự kết nối và phát triển hài hòa giữa các khu du lịch ven biển, ven sông của huyện Điện Bàn với các khu du lịch của thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bảo tồn môi trường tự nhiên 2 bên sông, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển bền vững toàn vùng.
 
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
  • Liên doanh; 100% vốn nước ngoài hoặc trong nước
 
QUY MÔ DỰ ÁN
  • Vốn đầu tư dự kiến: 1,5 triệu USD/hecta
  • Thời gian dự kiến thực hiện: 4 năm
  • Qui mô, diện tích: 300 ha
 
THỜI HẠN: 50 năm
 
MONG MUỐN ĐỐI VỚI ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI
  • Có đủ năng lực tài chính và chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hạ tầng đô thị và du lịch
 
ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
  • Mô tả địa điểm: Phạm vi nghiên cứu qui hoạch của dự án được giới hạn như sau:
- Diện tích nghiên cứu khoảng 3.00 ha thuộc khu vực ven sông Cổ Cò nằm giữa thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An. Phía Nam: giáp thành phố Hội An. Phía Bắc: giáp thành phố Đà Nẵng.
  • Hiện trạng sử dụng đất: một phần là đất hoang, đất nông nghiệp và một phần đất dân cư.
  • Lợi thế của dự án: Sông Cổ Cò chảy từ Tây Bắc (thuộc Đà Nẵng) xuống Đông Nam (thuộc đô thị cổ Hội An), là trục không gian kết nối đô thị Đà Nẵng - Hội An. Từ xưa, sông Cổ Cò hay còn gọi là Lộ Cảnh Giang đã có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển phồn thịnh của đô thị cổ Hội An. Ngày nay, trong định hướng phát triển không gian của Đà Nẵng và Hội An, sông Cổ Cò đóng vai trò quan trọng không chỉ về cảnh quan kiến trúc mà còn đóng góp cho việc cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực cũng như thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.
  • Khó khăn của dự án: Chi phí nạo vét, cải tạo lớn.
 
THUẬN LỢI CỦA TỈNH VÀ VÙNG
  • Diện tích của tỉnh: 10.406 km2
  • Dân số của tỉnh: Dân số tỉnh Quảng Nam khoảng 1,5 triệu người
  • Vị trí địa lý của tỉnh/vùng:
- Nằm chính giữa vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trung tâm Việt Nam, cách Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 1 giờ bay. Đặc biệt, Quảng Nam cách Đà Nẵng, thành phố trung tâm dịch vụ, du lịch Việt Nam với đầy đủ dịch vụ vui chơi giải trí, hạ tầng đồng bộ về sân bay, cảng biển chỉ chưa đầy 30 phút ô tô.
- Là tâm điểm của khu vực ASEAN, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác.
- Trong bán kính 3.200 km, Quảng Nam thuộc trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 4 giờ bay sẽ tiếp cận đến 12 sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
  • Chỉ tiêu tăng trưởng:
- GDP: 11.376 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/người/năm
  • Nhân lực: Hiện có 02 trường đại học, 06 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, hơn 40 cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn,... nên đáp ứng tốt việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Chi phí lao động:
- Lao động phổ thông: 150 USD/tháng
- Cán bộ quản lý: 300-500 USD/tháng
  • Tình hình chính trị xã hội: Tình hình an ninh,  trật tự xã hội ổn định.
 
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
  • Địa hình: Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên . Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang
  • Địa chất: Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có địa mạo, địa chất phức tạp theo sự thay đổi địa hình từ vùng núi phía Tây sang dải đồng bằng phía Đông
  • Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Quảng Nam có 02 mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa khô: từ tháng 01 đến tháng 8, có lượng mưa chiếm 20% ÷ 25% lượng mưa trung bình năm, thường xảy ra hạn hán, nắng nóng, giông tố, lốc xoáy và xâm nhập mặn;
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm khoảng 75% ÷ 70% lượng mưa trung bình cả năm và thường gây ra lũ, lụt.
  • Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão, giông:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 25,6 0 , độ ẩm trung bình 82%, lượng mưa trung bình 2500mm
- Bão ở khu vực Quảng Nam thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây ra lũ lụt cho toàn khu vực
  • Điều kiện hải văn: Tỉnh Quảng Nam có 02 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và hệ thống sông Tam Kỳ. Ngoài  02 hệ thống sông chính này, dọc theo bờ biển còn có sông Trường Giang, đây là sông tiêu thoát lũ ở khu vực vùng đồng bằng, nối liền sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ với chiều dài khoảng 70 km.
 
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI DỰ ÁN
  • Giá thuê đất và thời gian miễn giảm:
- Tính theo giá thuê đất hàng năm của tỉnh.
- Thời gian miễn giảm: Dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, mặt nước 15 năm.
  • Thuế thu nhập DN và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Sau khi công ty được giao đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, công ty được quyền bán theo giá thị trường và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định về kinh doanh bất động sản.
  • Các ưu đãi khác:
- Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ việc nạo vét, thi công hạ tầng;
- Các hình thức ưu đãi khác theo qui định.
 
HIỆU QUẢ DỰ ÁN
  • Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn, lịch sử, thương mại của sông Cổ Cò nối liền Đà Nẵng với Hội An; gắn kết khu đô thị-du lịch văn hóa sinh thái sông nước Cổ Cò với các làng nghề truyền thống khu vực Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), huyện Điện Bàn và thành phố Hội An.
  • Dự án sẽ lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể cho vùng dự án và các vùng phụ cận, tạo điều kiện phát triển vùng đô thị, dịch vụ du lịch năng động phía Bắc của tỉnh Quảng Nam nói chung thành phố Hội An và huyện Điện Bàn nói riêng.
 
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ DỰ ÁN
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam ở đâu trên bản đồ doanh thu du lịch Việt Nam nửa đầu năm 2024?
Quảng Nam quảng bá, xúc tiến du lịch tại Đài Loan
Quảng bá du lịch qua truyền miệng điện tử
Quảng Nam sẽ tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn
Đền thờ liệt sĩ Tiểu đoàn 76 Hải Đà đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn đón nhận Bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với 3 di tích trên địa bàn.
Cụ Bùi Thị Xong “Người có nụ cười đẹp nhất thế giới” làm đại sứ thương hiệu hình ảnh cho Công ty cổ phần Nhà Việt Nam Vinahouse.
Khu du lịch Vinahouse tham dự chương trình: “Trình diễn nghệ thuật ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản”.
Xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ hội Tịch điền năm 2018.
Điện Bàn, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng.
    
1   2   3   4   5   6  
    
  
 
 
Thăm dò ý kiến
Ý kiến của bạn về giao diện của cổng thông tin này
Liên kết Web
Lượt truy cập