Chi tiết tin tức
Dinh trấn Thanh Chiêm - Dấu xưa thành cổ
Người đăng: Phùng Tấn Đông .Ngày đăng: 12/03/2016 .Lượt xem: 1686 lượt.
Trên Quốc lộ 1A, khi đi qua sông Thu Bồn - con sông chính của đất Quảng Nam, du khách thường dừng ở bên bờ bắc cầu Câu Lâu cũ (còn gọi là cầu Mống) để thưởng thức món đặc sản “bê thui cầu Mống”.

Hay dừng cách đó không xa chừng 100m về phía bắc là làng đúc đồng Phước Kiều - nơi chế tác hàng nghìn chiếc chiêng cho cư dân bản địa Trường Sơn - Tây Nguyên hàng trăm năm qua để xem các nghệ nhân trình nghề, mua sản phẩm của làng nghề. Làng quê bên bờ bắc sông Thu này-ngày xưa có tên sông chợ Củi (Sài Giang)chảy về Cửa Đại (Hội An) nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn này vốn là vùng đất một thời vang bóng - Dinh trấn Thanh Chiêm.


Ngược dòng lịch sử, vùng đất này là địa giới cuối của Đại Việt - vùng đất bờ bắc sông Thu Bồn sau đám cưới Huyền Trân công chúa với vua Chiêm Chế Mân năm Bính Ngọ 1306, khi vua Chiêm dâng sính lễ là hai châu Ô,Lý, sau này nhà Trần đổi thành Thuận châu, Hóa châu. Đến thời nhà Hồ (từ 1402-1404) tiếp tục cuộc mở đất, lập bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bao gồm đất Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay.Sau chiến thắng Trà Bàn của vua Lê Thánh Tôn (1471), Quảng Nam Thừa tuyên đạo được thành lập, biên giới nước Việt kéo dài đến núi Thạch Bi (Phú Yên).Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng –con thứ hai của Nguyễn Kim được vua Lê cho vào trấn thủ trấn Thuận Hóa theo kế sách “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm tránh thế lực nhà Trịnh. Năm 1570, Nguyễn Hoàng được nhà vua cho kiêm lãnh trấn Quảng Nam.Tháng 7 năm Nhâm Dần (1602), chúa Tiên Nguyễn Hoàng thành lập Dinh trấn Quảng Nam ban đầu tại xã Cần Húc, huyện Duy Xuyên sau dời về Thanh Chiêm huyện Điện Bàn.Ba năm sau, chúa cho tách huyện Điện Bàn lúc đó  thuộc trấn Thuận Hóa ra khỏi Thuận Hóa, thăng làm phủ lãnh 5 huyện: Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu.Cũng vào năm này, phủ Hoài Nhân